vsalogo

1000 con rùa biển chết mỗi năm do rác nhựa đại dương

Ngày đăng: 22/05/2018
(VSA - 22/5/2018) Một nghiên Cứu mới phát hiện, rất nhiều rùa biển chết mỗi Năm Do bị vướng Vào rác đại dương, trong khi những con khác thì buộc phải sống chung Với việc bị đính Kèm các mảnh vụn lớn hơn thân thể của chúng.

Cuộc khảo sát trên toàn thế giới của Đại học Exeter với 106 chuyên gia hàng hải đã phát hiện ra rằng 91% rùa bị mắc kẹt được tìm thấy đã chết với nhiều vết thương nghiêm trọng như bị cắt cụt chân hoặc bị chèn ép đến chết. Những con khác sống sót bị buộc phải kéo lượng rác hoặc mảnh vụn khổng lồ. Cuộc khảo sát cho thấy hơn 1.000 con rùa bị giết chết mỗi năm, do mắc kẹt trong lưới đánh cá hoặc các loại dây nhợ, bao bì nhựa, dây neo bỏ đi và cáp địa chấn.

Rùa cũng được phát hiện vướng vào những chiếc ghế bằng nhựa bỏ đi, thùng gỗ, quả khí cầu thời tiết và dây neo tàu. Giáo sư Brendan Godley, Giáo sư tại Khoa học Bảo tồn và Giám đốc Trung tâm Sinh thái và Bảo tồn thuộc trường Đại học Exeter, đã cảnh báo rằng, do ô nhiễm nhựa gia tăng, ngày càng nhiều rùa bị mắc kẹt. “Rác thải nhựa ở các đại dương, bao gồm cả ngư cụ bị thất lạc hoặc bị lãng phí, không thể phân hủy sinh học, là mối đe dọa lớn đối với rùa biển. Trên các bờ biển, chúng tôi tìm thấy hơn 1000 rùa đang chết một năm sau khi bị mắc kẹt, con số này chắc chắn thấp hơn thực tế. Rùa non và rùa đang ấp trứng đặc biệt dễ bị vướng rác”.

Gần như tất cả các loài rùa biển đều bị đe dọa vị rác thải

Qua khảo sát các chuyên gia thấy rằng vướng vào nhựa và các vật thể ô nhiễm khác có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài đến sự sống còn của một số quần thể rùa. Rác nhựa là mối đe dọa lớn hơn cả sự cố tràn dầu.
Theo thông tin từ dailymail, kể từ những năm 1950, ngành đánh bắt cá đã thay thế các sợi tự nhiên như bông bằng các vật liệu nhựa như nylon, polyethylene, và polypropylene, không phân hủy sinh học trong nước. “Chúng ta cần phải cắt giảm mức độ rác thải nhựa và thúc đẩy các giải pháp thay thế có thể phân hủy sinh học, nếu chúng ta muốn giải quyết mối đe dọa nghiêm trọng này đối với sự an toàn của rùa”, giáo sư Godley cho biết. Giáo sư Godley kêu gọi những người đi dạo trên biển thu gom mảnh vụn nhựa.

Nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Exeter, trong đó có hai sinh viên Emily Duncan và Zara Boterell làm việc kết hợp cùng phòng thí nghiệm biển Plymouth, khảo sát các chuyên gia cứu hộ và phục hồi rùa biển ở 43. 84% trong số 106 chuyên gia được khảo sát cho biết họ đã tìm thấy rùa mắc kẹt trong rác, ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương. Mặc dù họ tìm thấy hơn 1.000 con rùa mắc kẹt, họ tin rằng con số thực là cao hơn nhiều, bởi vì nhiều động vật sẽ phân hủy trên biển.

Người đứng đầu các công trình nghiên cứu về đại dương của Greenpeace UK, Will McCallum nói: “Gần như tất cả các loài rùa đều đang bị đe dọa. Những nghiên cứu như vậy cho thấy những đe dọa từ hoạt động của con người ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Loại nhựa vứt đi mà chúng ta sử dụng chỉ trong vài phút có thể biến thành một cái bẫy nổi đối với các sinh vật biển như cá voi và rùa, lưu giữ trong các đại dương của chúng ta suốt nhiều thế kỷ”.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí
Endangered Species Research.
Đào Hiền Tổng hợp

Bạn cần đăng nhập để bình luận